• Thay đổi đường link truy cập cổng thông tin sinh viên bằng tên miền: dangky.portal.portal.hunre.edu.vn/cmcsoft.iu.web.info/login.aspx
    
TRANG TIN ĐƠN VỊ
TIN TỔNG HỢP TỪ ĐƠN VỊ
  Đang truy cập: 44  
 
2 0 0 7 9 9 3 5
 
 
Các Khoa - Bộ môn Khoa Môi trường Giới thiệu
GIỚI THIỆU VỀ KHOA MÔI TRƯỜNG

KHOA MÔI TRƯỜNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

(Faculty of Environment, Hanoi University of Natural Resources and Environment)

Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành lập năm 2001. Chức năng, nhiệm vụ chính của Khoa là đào tạo các ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường và Quản lý tài nguyên và môi trường cho hệ Đại học, Cao đẳng; đào tạo Thạc sỹ ngành Khoa học môi trường; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tham gia các hoạt động dịch vụ trong các lĩnh vực công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý tài nguyên và môi trường.

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUỒN LỰC

 

Lãnh đạo Khoa:

Trưởng Khoa:    PGS.TS.GVC Lê Thị Trinh

Phó trưởng Khoa:

                                                                 PGS.TS. GVC Nguyễn Thị Hồng Hạnh

                                                                 ThS. GVC Nguyễn Khắc Thành

Các Bộ môn trực thuộc Khoa

                        -        Bộ môn Quản lý môi trường

                        -        Bộ môn Quản lý Tài nguyên thiên nhiên

                        -        Bộ môn Công nghệ môi trường

                        -        Bộ môn Độc học và Quan trắc môi trường

                        -        Phòng thí nghiệm Môi trường

      Khoa Môi trường hiện có 54 cán bộ, giảng viên với 05 Phó Giáo sư, 18 Tiến sỹ, 17 Nghiên cứu sinh, 16 Thạc sỹ, 03 cử nhân (2 cử nhân đang theo học Thạc sỹ), cùng với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và liên kết đào tạo từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và các chuyên gia từ các cơ quan quản lý trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Khoa Môi trường đã xây dựng được hệ thống phòng thí nghiệm tiên tiến, hiện đại đủ điều kiện thực hiện các nghiên cứu khoa học, quan trắc môi trường, phục vụ cho công tác quản lý và theo dõi giám sát về xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; đánh giá chất lượng nước, không khí, đất; phân tích độc chất; thí nghiệm vi sinh có khả năng đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giáo viên, sinh viên trong khoa.

          II. CÁC HỆ ĐÀO TẠO

1.     Hệ đại học và cao đẳng hiện có 02 chuyên ngành:

     -        Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

     -        Ngành Quản lý Tài nguyên và môi trường

NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG cung cấp kiến thức về kỹ thuật và công nghệ ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh - lý - hóa học (như  xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn...); kiến thức về quan trắc và phân tích môi trường.

TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP: Sau khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường có thể làm việc tại:

-      Các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Sở Tài nguyên và Môi trường; các cơ quan quản lý môi trường của các ngành các cấp khác);

-      Các Trường Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu;

-      Các Công ty tư vấn môi trường, Công ty xây dựng, Kỹ thuật môi trường và Cấp thoát nước;

-      Các Công ty xây lắp, các đơn vị thi công xây dựng, kỹ thuật hạ tầng; các Công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường (Công ty thoát nước, Công ty Môi trường đô thị);

-      Các nhà máy xử lý chất thải;

-      Các Trạm quan trắc môi trường;

-      Các Tổ chức phi chính phủ và các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp...

NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG: Sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường được trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên, ứng dụng viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên.

TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP: Sau khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường có thể làm việc tại:

-      Các cơ quan nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường (trung ương đến địa phương) như: Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng, ban liên quan đến công tác quản lý tài nguyên và môi trường;

-      Các tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các đơn vị tư vấn hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường;

-     Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai các đề tài nghiên cứu vào trong thực tiễn thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường… tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các Trường Đại học...

2.     Hệ đào tạo sau đại học: Thạc sỹ Khoa học Môi trường

3.      Các khóa tập huấn ngắn hạn cấp chứng chỉ và dịch vụ:

    -        Quản lý môi trường;

    -        Kiểm soát ô nhiễm môi trường;

    -        Đánh giá tác động môi trường;

    -        Quan trắc và phân tích môi trường;

    -        Quản lý phòng thí nghiệm;

    -        Nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng;

    -        Tuyên truyền kiến thức pháp luật bảo vệ môi trường;

    -        Bảo tồn đa dạng sinh học.

          III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia các dự án bảo vệ môi trường trong cộng đồng là phương thức hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học, thầy – trò khoa Môi trường luôn tích cực, chủ động với các hướng nghiên cứu đang thực hiện tại khoa:

        -        Các công nghệ xử lý chất thải mới, thân thiện với môi trường;

        -        Các phương pháp, quy trình phân tích áp dụng trong quan trắc môi trường;

       -      Xác định tồn lưu, lan truyền ô nhiễm kim loại năng, hóa chất bảo vệ thực vật, các hợp chất hữu cơ bền vững… trong các thành phần môi trường, các vùng ô nhiễm trọng điểm;

        -       Kiểm kê, quy hoạch, bảo tồn đa dạng sinh học;

        -      Khả năng tích lũy cacbon của rừng, đánh giá vai trò của rừng trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, ứng phó với những biến đổi khí hậu;

        -       Các vật liệu mới thân thiện với môi trường;

        -       Tác động biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng cho các ngành sản xuất, các khu vực dân cư;

        -        Nghiên cứu giải pháp cảnh báo, phòng tránh giảm thiểu thiệt hại do thiên tai đến môi trường và cộng đồng;

        -        Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường gắn kết sự tham gia của cộng đồng.

Hiện nay, Khoa Môi trường đang chủ trì thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ; 01 đề tài cấp tỉnh; 05 – 10 đề tài cấp cơ sở về các lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.

Bên cạnh đó, các sinh viên cả hệ đại học, cao đẳng từ năm thứ 2 đã được khuyến khích đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo trong khoa. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên thực hiện hằng năm khoảng 20 đề tài, trong đó nhiều đề tài có tính khoa học, tính ứng dụng và được đánh giá cao.

            IV. CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN

            Các hoạt động ngoại khóa hằng năm cho sinh viên nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng mềm và ý thức nghề nghiệp là một lĩnh vực rất được quan tâm ở Khoa Môi trường. Sinh viên của khoa rất tích cực và là hạt nhân trong trường về các hoạt động bảo vệ môi trường trong nhà trường và xã hội. Một số hoạt động điển hình hằng năm bao gồm:

-    Các hoạt động hưởng ứng hưởng ứng Giờ Trái đất, Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường; ngày Môi trường thế giới…:

-    Tham gia cuộc thi liên quan đến các lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường;

-    Kết hợp với một số tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hoạt động tình nguyện về môi trường như thực hiện Tuần lễ không tác động hai năm gần đây, đi bộ, đạp xe vì môi trường,….;

-    Các hoạt động đoàn thể, phong trào văn nghệ, thể thao của nhà trường như hoạt động Đoàn nhân kỷ niệm 26/3; hoạt động văn nghệ, thể thao nhân dịp 20/11…trong trường, trong Bộ;

-    Tham gia cuộc thi tài năng và sắc đẹp do Đoàn trường tổ chức, giúp sinh viên có cơ hội trau dồi kỹ năng, hiểu biết và chia sẻ kinh nghiệm:

 

Sinh viên Khoa Môi trường đạt Giải Hoa Khôi và Á Khôi cuộc thi Hunre Beauty năm 2016

-    Tham gia khóa đào tạo ngoài nước, giúp nâng cao kiến thức với nhiều trải nghiệm bổ ích là một trong những hoạt động thường niên của Khoa:

 

Đại diện sinh viên Khoa Môi trường tham gia Diễn đàn môi trường thanh niên Asean - Asean Young Camp 2018 tại Thái Lan

-    Sinh viên Khoa Môi trường rất tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện như Tiếp sức mùa thi tại Trường, hoạt động Mùa hè xanh tại các vùng khó khăn, thăm hỏi động viên các gia đình chính sách, gia đình khó khăn, các em nhỏ khuyết tật...

         V. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Với nỗ lực, phấn đấu trong những năm gần đây, tập thể Khoa Môi trường đã được Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trườngTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ghi nhận và tặng thưởng một số danh hiệu khen thưởng sau:

-     m 2010 - 2014, đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Trưởng Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội;

-        Năm 2011, đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

-        Năm 2011, được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;

-        Năm 2012, được nhận Cờ thi đua xuất sắc Bộ Tài nguyên Môi trường

-        Năm 2013, được nhận Huân chương lao động hạng Ba;

Ngoài ra, các giảng viên, cán bộ của Khoa cũng được tặng thưởng nhiều danh hiệu khen thưởng cao quý.

          VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học thông qua các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực giảng viên; chương trình đào tạo; cơ sở vật chất, học liệu; mở ngành đào tạo sau đại học; hợp tác, liên kết đào tạo với các trường, các viện, các cơ sở chuyên môn trong nước; khai thác mọi nguồn lực để tăng cường hợp tác quốc tế;

- Chủ động tìm kiếm các lớp đào tạo ngắn hạn, các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học để phát huy nguồn lực, nâng cao chuyên môn và đời sống cho cán bộ, giảng viên; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về bảo vệ môi trường của giảng viên, sinh viên;

- Cải tiến hơn nữa trong công tác giảng dạy, quản lý học sinh, sinh viên và chú trọng việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị kết hợp với nâng cao kiến thức chuyên môn mới, thiết thực, thân thiện với môi trường, tạo động lực học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Sứ mệnh: Đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Môi trường đáp ứng yêu cầu của ngành Tài nguyên và Môi trường cũng như nhu cầu của xã hội.

Tầm nhìn: Xây dựng khoa trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong lĩnh vực Môi trường của Việt Nam và khu vực.

        VII. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH

 Năm 2018, chỉ tiêu tuyển sinh của Khoa Môi trường như sau:

NGÀNH

MÃ NGÀNH

MÃ MÔN XÉT TUYỂN

CHỈ TIÊU XÉT TUYỂN

KẾT QUẢ THI THPT

KẾT QUẢ HỌC TẬP

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

7850101

A00; A01; B00, D01

230

70

Công nghệ Kỹ thuật môi trường

7510406

A00; A01; B00, D01

200

70

 

----------------------------------------------------------

Email: KHOA MOI TRUONG khoamt@portal.portal.hunre.edu.vn

Địa chỉ liên hệ: Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Số 41 Đường Phú Diễn, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: +844.3764.3902/ Fax: +844.3837.0598

Ngày 17/08/2018
 
[ In trang ][ Xem & in ][ Gửi mail ][ Đầu trang ][ Trở lại ]
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 Tác nghiệp

 

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trụ sở chính: Số 41A đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tell: 024.38370598, Fax: 024.38370597, Email: dhtnmt@hunre.edu.vn