• Thay đổi đường link truy cập cổng thông tin sinh viên bằng tên miền: dangky.portal.portal.hunre.edu.vn/cmcsoft.iu.web.info/login.aspx
    
TRANG TIN ĐƠN VỊ
TIN TỔNG HỢP TỪ ĐƠN VỊ
  Đang truy cập: 38  
 
2 0 0 8 0 9 9 7
 
 
Các Khoa - Bộ môn Khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin Địa lí Cơ cấu tổ chức
Giới thiệu Bộ môn Trắc địa cơ sở, Khoa Trắc địa Bản đồ và Thông tin địa lý

 1. GIỚI THIỆU CHUNG

Bộ môn Trắc địa cơ sở hình thành ngay từ ngày đầu thành lập khoa Trắc địa - Bản đồ (nay là khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin địa lý). Nhiệm vụ chính của Bộ môn là truyền thụ kiến thức Trắc địa cơ sở để phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân.

2. CƠ CẤU CÁN BỘ VIÊN CHỨC Trong BỘ môn

Hiện nay bộ môn Trắc địa cơ sở có 10 giảng viên, trong đó có 04 Tiến sĩ (2 GVC.TS), 02 Nghiên cứu sinh (1 NCS trong nước và 1 NCS ở nước ngoài) và 04 Thạc sĩ.

3. HOẠT ĐỘNG CHÍNH VÀ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.1. Công tác đào tạo

Hiện nay, Bộ môn có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ theo hướng chuyên sâu như: Trắc địa địa hình, địa chính, Cơ sở dữ liệu địa lý và xử lý số liệu trắc địa. Giảng viên Bộ môn tham gia giảng dạy các học phần thuộc chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ.

Song song với công tác giảng dạy, các giảng viên trong Bộ môn luôn tích cực hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học, hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp và viết báo cáo thực tập sản xuất với các sản phẩm đạt chất lượng cao.

3.2. Đề tài công trình nghiên cứu khoa học (NCKH)

Ngoài đào tạo, Bộ môn còn đẩy mạnh công tác NCKH phục vụ sản xuất nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu khảo sát địa hình, xử lý số liệu trắc địa, xây dựng cơ sở dữ liệu, trắc địa công trình, viễn thám và GIS, quan trắc dịch chuyển và ứng dụng vào các lĩnh vực Tài nguyên Môi trường. Các giảng viên trong Bộ môn đã chủ trì và tham gia các đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp Trường. Các đề tài khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đáp ứng nhu cầu cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn, giải quyết các nhiệm vụ cấp thiết của Bộ, Ban ngành và các địa phương. Đã có nhiều bài báo được đăng trên tạp chí chuyên ngành có uy tín trong và ngoài nước.

Tiêu biểu một số công trình nghiên cứu khoa học sau:

TT

Tên đề tài

Đề tài cấp

Chủ nhiệm đề tài

1

Sử dụng số liệu địa hình để nâng cao độ chính xác dữ liệu thế trọng trường trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Cấp Bộ

2013 – 2015

TS. Bùi Thị Hồng Thắm

2

Nghiên cứu công nghệ tích hợp và xử lý dữ liệu INS/GPS, phục vụ công tác đào tạo ngành Trắc địa – Bản đồ

Cấp Bộ 2015

TS. Đỗ Văn Dương

3

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa tin học đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cấp vùng trong điều kiện thực tế của Việt Nam

Cấp Bộ 2014

ThS. Nguyễn Thị Lệ Hằng

4

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xác định số lượng, nhu cầu sử dụng và phân bổ tài nguyên nước mặt phục vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn

Cấp Bộ 2017

TS. Trịnh Thị Hoài Thu

5

Nghiên cứu ứng dụng viễn thám và GIS trong giám sát công viên địa chất

Cấp Bộ 2018

TS. Bùi Thị Hồng Thắm

6

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng Hệ thống công khai, minh bạch cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK trong quản lý chất thải

Cấp Bộ 2018

ThS. Nguyễn Thị Lệ Hằng

7

Nghiên cứu để xác định vận tốc chuyển dịch tuyệt đối của các điểm GNSS trên lãnh thổ Việt Nam trong một hệ tọa độ động quốc tế

Cấp trường

2013 – 2014

TS. Bùi Thị Hồng Thắm

8

Ứng dụng GIS đánh giá biến động đất đai cấp huyện

Cấp trường 2013

ThS. Nguyễn Thị Lệ Hằng

9

Xây dựng cơ sở lý thuyết đánh giá ảnh hưởng việc thi công đường hầm tầu điện ngầm đến công trình trên bề mặt ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp khắc phục

Cấp trường 2013

TS. Nguyễn Xuân Bắc

ThS.Lê Anh Cường

10

Ứng dụng công nghệ địa tin học xây dựng cơ sở dữ liệu, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt khu vực Cẩm Phả - Quảng Ninh

Cấp trường 2014

ThS. Nguyễn Thị Lệ Hằng

11

Nghiên cứu ứng dụng Geomod dự đoán biến động sử dụng đất khu vực Đông Anh, Hà Nội

Cấp trường 2014

TS. Trịnh Thị Hoài Thu

12

Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết fuzzy logic trong chiết tách thông tin từ ảnh viễn thám quang học, ứng dụng cho dữ liệu Landsat khu vực Hà Nội

Cấp trường 2015

TS. Trịnh Thị Hoài Thu

13

Ứng dụng mạng lưới GNSS CORS quốc gia nghiên cứu chuyển dịch hiện đại của vỏ Trái đất trên lãnh thổ Việt Nam

Cấp trường

2014 - 2015

TS. Bùi Thị Hồng Thắm

14

Nghiên cứu thiết lập hàm vận tốc chuyển dịch tuyệt đối vỏ Trái đất trên lãnh thổ Việt Nam

Cấp trường

2015 - 2016

TS. Bùi Thị Hồng Thắm

15

Khảo sát các hàm hiệp phương sai khi tính dị thường độ cao trong phương pháp Collocation

Cấp trường

2015 - 2016

TS. Bùi Thị Hồng Thắm

16

Nghiên cứu đánh giá và quản lý chất lượng số liệu đo của hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu

Cấp trường

2016 - 2017

TS. Bùi Thị Hồng Thắm

17

Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ công tác phòng cháychữa cháy khu vực đô thị

Cấp trường

2016 - 2017

ThS. Ninh Thị Kim Anh

ThS. Phạm Thị Thu Hương

18

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu và GIS lựa chọn thứ tự ưu tiên trong xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Cấp trường 2017

ThS. Phạm Thị Thu Hương

 3.3. Tài liệu Sách, Giáo trình và Bài giảng

Bộ môn đã đảm nhiệm biên soạn nhiều giáo trình, bài giảng phục vụ cho công tác giảng dạy đại học và sau đại học ngành Kỹ thuật Trắc địa Bản đồ. Ngoài ra, Bộ môn còn biên soạn các giáo trình lý thuyết và giáo trình thực tập cho các ngành khác trong trường như Khí tượng thủy văn, Địa chất, Môi trường,...

Tiêu biểu một số tài liệu Sách, Giáo trình và Bài giảng sau:

TT

Tên giáo trình

Năm

Cấp đào tạo,

Cơ quan chủ quản

Tác giả

1

Xử lý số liệu trắc địa

2012

Giáo trình Đại học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Đặng Nam Chinh, Bùi Thị Hồng Thắm,

2

Lý thuyết sai số

2013

Giáo trình Đại học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Đặng Nam Chinh, Nguyễn Xuân Bắc, Bùi Thị Hồng Thắm, Ninh Thị Kim Anh, Trần Thị Thu Trang

3

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình

2013

Giáo trình Đại học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Nguyễn Văn Trung, Trịnh Thị Hoài Thu

4

Địa chính đại cương

2014

Giáo trình Đại học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Nguyễn Bá Dũng, Vương Thị Hòe, (Nhà xuất bản Lao động)

5

Kỹ thuật lập trình trong trắc địa

2014

Giáo trình Đại học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Nguyễn Xuân Bắc, Bùi Thị Hồng Thắm, Đinh Hải Nam

6

Thực tập Trắc địa cơ sở

2014

Giáo trình Đại học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Nguyễn Xuân Bắc, Vy Quốc Hải, Bùi Thị Hồng Thắm, Đoàn Xuân Hùng

7

Thực tập Đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính

2014

Giáo trình Đại học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Nguyễn Bá Dũng, Đỗ Văn Dương, Đoàn Xuân Hùng

8

Trắc địa công trình nâng cao

2015

Giáo trình Cao học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Ngô Văn Hợi, Nguyễn Xuân Bắc

9

Xử lý số liệu trắc địa nâng cao

2015

Giáo trình Cao học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Bùi Thị Hồng Thắm

10

Các phương pháp trắc địa trong nghiên cứu địa động

2016

Giáo trình Cao học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Vy Quốc Hải, Phạm Thị Hoa, Bùi Thị Hồng Thắm

 4. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

4.1. Công tác đào tạo

Đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, đáp ứng các tiêu chí của chuẩn đầu ra theo hệ đào tạo Đại học, Thạc sĩ. Nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên, học viên cao học. Xây dựng bãi thực tập đạt chuẩn, nhằm triển khai cơ sở lý thuyết gắn với thực tiễn sản xuất. Mở các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn với các lĩnh vực chuyên sâu.

4.2. Công tác cán bộ

Nâng cao năng lực cán bộ giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất. Chú trọng nâng cao chất lượng ngoại ngữ trong đội ngũ giảng viên, nhằm phát huy tối đa năng lực tiếp cận với sự phát triển mạnh mẽ thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Từng giảng viên phải có kế hoạch và hồ sơ giảng viên về công tác đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu phù hợp với tình hình mới

4.3. Đề tài, công trình NCKH và Dự án

Tham gia, tư vấn các đề tài NCKH và dự án sản xuất các cấp trong các lĩnh vực khảo sát, xây dựng, môi trường,…và các lĩnh vực khác trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các giảng viên tham gia các công trình trong thực tế sản xuất, tiếp cận với thực tiễn, nhằm tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu gắn với thực tiễn

4.4. Quan hệ hợp tác với Doanh nghiệp và Đào tạo

Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp để nâng cao năng lực của Bộ môn, đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học phục vụ sản xuất.

4.5. Tài liệu sách, giáo trình và bài giảng

Bổ sung, hoàn thiện giáo trình; cập nhật những nội dung kiến thức và công nghệ mới vào bài giảng, giáo trình.

Ngày 11/06/2019
Ban truyền thông Khoa TĐ-BĐ và TTĐL  
[ In trang ][ Xem & in ][ Gửi mail ][ Đầu trang ][ Trở lại ]
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 Tác nghiệp

 

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trụ sở chính: Số 41A đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tell: 024.38370598, Fax: 024.38370597, Email: dhtnmt@hunre.edu.vn