• Thay đổi đường link truy cập cổng thông tin sinh viên bằng tên miền: dangky.portal.portal.hunre.edu.vn/cmcsoft.iu.web.info/login.aspx
    
TRANG TIN ĐƠN VỊ
TIN TỔNG HỢP TỪ ĐƠN VỊ
  Đang truy cập: 100  
 
2 0 0 0 7 2 3 8
 
 
Các Khoa - Bộ môn Khoa Địa chất Các hoạt động nghiên cứu
MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Nguyễn Văn Mạnh - Sinh viên lớp ĐH3KĐ, Khoa Địa chất, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô, cùng toàn thể các bạn đoàn viên có mặt trong buổi đại hội ngày hôm nay.

Đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới quý vị đại biểu. Chúc đại hội của chúng ta hôm nay thành công tốt đẹp.

Như các bạn đã biết, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động trí tuệ, giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong học tập vào thực tiễn. Trong đó, sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình. Đây là điều thực sự có ý nghĩa với phương châm trong giáo dục của nước ta hiện nay “học đi đôi với hành”. Mặt khác, việc nghiên cứu khoa họ c sẽ rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viên làm quen với cách viết tiểu luận, báo cáo thực tập, hay báo cáo nghiên cứu khoa học và cao hơn là khóa luận tốt nghiệp.

Trong năm học 2015-2016, tôi cũng đã tham gia NCKH với đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của sự phát tán phóng xạ tới môi trường đất tại bãi thải khu Đông của mỏ Đồng Sin Quyền - Lào Cai” đạt loại xuất sắc. Và rất vinh dự cho tôi được đến với đại hội hôm nay để chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân với các bạn sinh viên đã và đang có mong muốn làm NCKH tại trường đại học.

Trước hết, tôi xin nói về thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện đề tài NCKH:

- Về thuận lợi: NCKH là một trong những hoạt động được Nhà trường đặc biệt quan tâm. Đoàn Khoa thường xuyên tổ chức các cuộc Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tốt, rèn luyện tốt giữa các chi đoàn trong Khoa, những buổi tọa đàm về kinh nghiệm tham gia NCKH. Đó là những cơ hội để các bạn có thêm những kiến thức về chuyên môn, định hướng nghiên cứu mới để các bạn có thể lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp với sức sáng tạo của bản thân. Ngoài ra, các bạn sẽ nắm được xu hướng phát triển của ngành nghề mình theo học trong tương lai để có những bước đi đúng đắn. Với bất cứ Đoàn viên nào tham gia NCKH đều được Đoàn Khoa và Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt đề tài của mình. Cùng với đó, giáo viên hướng dẫn và toàn bộ các giáo viên khác trong trường sẵn sàng nhiệt tình giúp đỡ sinh viên trong quá trình thực hiện đề tài.

Các bạn có điều kiện tiếp xúc với môi trường công việc của ngành nghề mình đang theo học, được làm chủ nhiệm đề tài, trực tiếp bố trí các thí nghiệm, thu thập và xử lý các số liệu, từ đó giúp các bạn nắm được những bước cơ bản khi tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học, do vậy sẽ hiểu hơn về ngành nghề của mình và thêm yêu nghề hơn. Sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, trong quá trình cộng tác, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, các bạn sẽ thu được rất nhiều kinh nghiệm và sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn khi làm đề tài tốt nghiệp do có kinh nghiệm trong việc tổ chức NCKH cũng như trình bày kết quả NCKH của mình trước hội đồng.

Việc tham gia NCKH cấp trường và đoạt giải, có thể nói đây là một lợi thế của các bạn khi đi nộp đơn xin việc sau khi tốt nghiệp ra trường. 

- Về khó khăn:

Hầu hết các bạn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học là những sinh viên học năm thứ 3 hay năm cuối, nên quỹ thời gian rất hạn hẹp để thực hiện đề tài của mình, bạn phải vừa học vừa làm và phải đảm bảo được kết quả học tập của mình không bị ảnh hưởng.

Mỗi một đề tài khi được đăng ký đều được dự trù kinh phí. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, có thể sẽ có những khoản phát sinh ngoài dự kiến. Do đó, các bạn cần phải có sự hỗ trợ thêm từ phía giảng viên hướng dẫn và gia đình.

Với một số đề tài NCKH, sinh viên có thể gặp một số khăn như thiếu cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm, nơi phân tích…

- Một số kinh nghiệm của bản thân khi thực hiện đề tài NCKH:

Thứ nhất, để có thể đi đến đích cuối cùng của quá trình nghiên cứu đòi hỏi bạn phải thật sự có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sự kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng; Cần xác định NCKH là việc mình đang đi theo một hướng mới nên sẽ gặp không ít khó khăn; Đôi lúc bạn thật sự cảm thấy mệt mỏi và bế tắc; hãy nhớ rằng: nếu bạn có một mục đích cụ thể, một đam mê cháy bỏng và một phương pháp thực hiện đúng đắn thì chắc chắn bạn sẽ hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.

Thứ hai, bạn cần nắm được một số kiến thức cơ bản về NCKH, cách thu thập thông tin, cách viết đề cương chi tiết, phương pháp bố trí thí nghiệm, xử lý kết quả nghiên cứu phần lớn những nội dung này được trang bị tương đối đầy đủ trong quá trình học tập nên bạn cần phải nắm chắc những kiến thức này. Thông qua quá trình tìm hiểu về các đề tài nghiên cứu trước có liên quan tới đề tài nghiên cứu của mình để ban đầu hình thành được cái nhìn cơ bản, sơ bộ đối với đề tài nghiên cứu của mình.

Thứ ba, bài học lớn nhất mà tôi rút ra cho bản thân là biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian sao cho hợp lý nhất. Cũng như các bạn, chúng tôi cũng có rất nhiều dự định muốn làm nhưng không phải cái nào cũng thực hiện được vì quỹ thời gian hạn hẹp. Vì vậy, khi bắt tay vào làm một việc gì đó, bạn phải xác định trước hết mức độ cần thiết và tầm quan trọng của nó với bạn. Việc nào quan trọng nhất thì làm trước và dành nhiều thời gian nhất. Điều tốt nhất là bạn hãy lập một thời gian biểu chi tiết cho các việc cần làm.

Và cuối cùng là sự chủ động: Tìm hiểu và chủ động liên hệ với các thầy cô đang có các đề tài về lĩnh vực mình quan tâm để xin được tham gia, cộng tác.

Trên đây là một số ý kiến về kinh nghiệm của tôi khi tham gia NCKH. Làm đề tài khó nhưng sau đấy bạn có thể tự mình thu được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Và hơn hết, cái chính là bạn đã hiện thực hoá được đề tài của mình, hiện thực hoá được dự định của mình. Dù kết quả có thế nào đi chăng nữa, đó cũng là công sức của bạn, là những suy nghĩ rất thực của bạn. Điều quan trọng là bạn đã nói lên được suy nghĩ của mình, và có cơ hội thể hiện nó. Chúc bạn các bạn thành công với đề tài của mình!

Xin cảm ơn các quý vị đại biểu đã lắng nghe. Một lần nữa, kính chúc Quý vị đại biểu, Quý thầy cô, cùng toàn thể các bạn sinh viên sức khỏe, hạnh phúc và thành công, chúc Đại hội thành công tốt!

Một số hình ảnh của Hội nghị NCKH năm 2016-2017 

PGS.TS. Phạm Quý Nhân - Phó Hiệu Trưởng Nhà trường chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện nhóm sinh viên đạt giải xuất sắc

 

  

TS. Nguyễn Thị Thục Anh - Phó Trưởng Khoa Địa chất và nhóm sinh viên thực hiện đề tài đạt giải xuất sắc

 

  

Thy Nguyễn Bá Dũng (thứ hai từ bên phải) chụp ảnh cùng các thầy cô giảng viên hướng dẫn Khoa Địa chất và các em sinh viên thực hiện đề tài đạt giải xuất sắc

 

Ngày 11/09/2017
 
[ In trang ][ Xem & in ][ Gửi mail ][ Đầu trang ][ Trở lại ]
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 Tác nghiệp

 

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trụ sở chính: Số 41A đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tell: 024.38370598, Fax: 024.38370597, Email: dhtnmt@hunre.edu.vn