• Thay đổi đường link truy cập cổng thông tin sinh viên bằng tên miền: dangky.portal.portal.hunre.edu.vn/cmcsoft.iu.web.info/login.aspx
    
TRANG TIN ĐƠN VỊ
TIN TỔNG HỢP TỪ ĐƠN VỊ
  Đang truy cập: 202  
 
2 0 0 7 5 0 4 5
 
 
Các Khoa - Bộ môn Khoa Địa chất Tin tức - Sự kiện
Sinh viên Bộ Môn Quản lý Tài nguyên Khoáng sản niềm tự hào và tương lai trong sự nghiệp học tập, công tác

Bộ Môn Quản lý Tài nguyên Khoáng sản (Bộ môn) đã được Nhà trường và Khoa Địa chất ghi nhận, tạo điều kiện để tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Trải qua 5 năm liên tục xây dựng và trưởng thành, Bộ môn đã vững vàng trong sự hợp tác, hỗ trợ của Nhà trường, Ban lãnh đạo Khoa Địa chất và toàn thể giảng viên trong Khoa. Những thành công của Bộ Môn ngày hôm nay có được là công sức của cả tập thể giảng viên, trong đó phải kể đến là nỗ lực của các sinh viên trong chuyên ngành này. Nhân dịp Năm mới 2018, Bộ Môn xin kính chúc Ban Giám hiệu nhà trường, Lãnh đạo Khoa Địa chất, toàn thể các giảng viên trong Khoa  những lời chúc tốt đẹp nhất.

Sang giai đoạn 5 năm tiếp theo, Bộ Môn sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy, cùng Bộ Môn Địa chất Khai thác mỏ của Khoa, phát triển toàn diện hơn trên các lĩnh vực giảng dạy đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, chuẩn bị cho các chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ Quản lý Tài nguyên khoáng sản. Bên cạnh đó, Bộ Môn sẽ phối hợp với các Trung tâm có chức năng trong trường phát triển đào tạo các khóa ngắn hạn theo mô hình các chương trình con về “Chủ nhiệm Đề án địa chất”; “Giám đốc Điều hành mỏ khoáng sản”; “Tiếng Anh chuyên ngành Địa chất Khoáng sản”; “Tin học địa chất”, “Quản lý dự án đầu tư khoáng sản”, “Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản”; trên quy mô toàn quốc.

Bộ môn xin cám ơn các cơ quan đơn vị đã đề nghị Bộ Môn đào tạo sinh viên dưới dạng đăng ký tuyển dụng theo đặt hàng, có số lượng chỉ tiêu cụ thể. Hiện tại, số lượng sinh viên ra trường còn thiếu so với yêu cầu về số lượng các đơn vị đăng ký, Bộ Môn hy vọng, với những thành công đã có, xã hội sẽ chấp nhận và các gia đình sẽ tin tưởng gửi con em vào Nhà trường, Khoa và Bộ Môn và sẽ đáp ứng đủ nhân lực như cần thiết.

Hình ảnh các em trong các chặng đường trưởng thành đã góp phần làm rạng rỡ truyền thống của Bộ Môn. Khóa đầu tiên ra trường, sinh viên DH3KS đã rất dễ dàng trong tìm kiếm công việc. Thông tin từ các em cho thấy, năng lực của các em không chỉ đáp ứng yêu cầu trong ngành mà còn phục vụ tốt cho các cơ quan đơn vị liên quan, kể cả các ngành khác. Điều đó cho thấy, tư duy, phương pháp tổ chức công việc, cách tiếp cận, giải pháp chuyên gia đã tạo cho các em sự tự tin, ý thức tổ chức của các em và sự khiếm tốn, cầu thị đã thuyết phục các nhà tuyển dụng không tiếc công sức bồi dưỡng đào tạo các em để cùng đồng hành với họ.

 Bộ Môn rất trân trọng sự giúp đỡ đầy trách nhiệm và tình nghĩa của các cơ quan, đơn vị những năm qua đã cho phép sinh viên tiếp cận công việc, tham gia lao động sản xuất, được giảng dạy thêm kiến thức chuyên sâu, hỗ trợ ăn ở ngoài thực địa: Công ty Cổ phần Hợp Nhất thuộc Liên Hiệp Khoa học Tài nguyên Môi trường và Năng lượng của Tổng Hội Địa chất Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Công ty cổ phần khoáng sản Hà An, Công ty CP Tập đoàn Việt Phương, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương, Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản Miền Bắc, Liên đoàn Địa chất Tây Bắc, Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc, Liên đoàn Intergeo, Liên đoàn Địa chất Xạ Hiếm, Trung tâm phân tích thí nghiệm Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, các Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương và nhiều cơ quan đơn vị khác. Sự giúp đỡ này là rất có ý nghĩa, tạo thêm động lực, niềm tin vào tương lai cho sinh viên. Bộ Môn luôn trân trọng và sẽ làm những gì tốt nhất để đào tạo thành công nguồn nhận lực có chất lượng về Quản lý tài nguyên khoáng sản cho nước nhà.

 

Hình 1. Tập thể giảng viên khoa Địa chất năm 2018

  

Hình 2. Chuẩn bị cho thi cắm trại địa chất

Hình 3. Sinh viên được chuyên gia Italia hướng dẫn thực tập tại mỏ Đá hoa trắng huyện Lục Yên

 

Hình 4. Chuẩn bị ra khai trường khai thác

Hình 5. Sẵn sàng tập làm Giám đốc Điều hành mỏ

 

Hình 6. Các chuyên gia quốc tế Nhật Bản, Thái Lan luôn đồng hành cùng Bộ Môn (tại hội nghị quốc tế SOMP Meeting - Chiengmai - Thailand 2014) - cùng bàn về chương trình đào tạo liên kết

Hình 7. Những đồng nghiệp và những người Bạn của Trường Đại học Mỏ Địa chất luôn hết lòng giúp đỡ sinh viên, giảng viên Bộ Môn trong NCKH, HTQT

 

Hình 8. Cùng các đồng nghiệp và sinh viên dự hội thảo quốc tế tại Thailand

Hình 9. Đại sứ Australia cùng các chuyên gia quốc tế úng hộ các chương trình hợp tác đào tạo về khai khoáng

 

Hình 10. Kết thúc chuyến thăm một đường lò khai thác than tại Bắc Giang

Hình 11. Tấm gương trong học tập và lao động, kiên trì nghiên cứu để có một đồ án chất lượng

 

Hình 12. Giảng viên xuống núi sau lộ trình cùng sinh viên khảo sát địa chất, chẳng có ai ngoài mấy chú “Cún” nồng nhiệt đón tiếp

Hình 13. Rất nhớ các em khi sắp ra trường, cùng tâm sự về ngành nghề, môi trường công tác

 

Hình 14. Trước giờ biểu diễn, giành giải thưởng cho Khoa

Hình 15. Thế hệ đầu tiên ra trường với tỷ lệ bằng giỏi, xuất sắc trong loạt đầu của Trường

 

Hình 16. Phải học từ cách gói mẫu và lưu mẫu địa chất, sinh viên vẫn rất kiên trì

Hình 17. Trộn, chia mẫy lưu tuy việc rất thủ công nhưng đều có nguyên tắc của ngành

Hình 18. Cô và trò cùng thực hành thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học

Hình 19. Các em sinh viên thực hiện các thí nghiệm sau khi có sự hướng dẫn của Cô

 

Hình 20. Giảng dạy kết hợp với thực hành mang lại hiệu quả rất cao trong học tập

Hình 21. Giảng dạy kết hợp với thực hành mang lại hiệu quả rất cao trong học tập

 

Hình 22. Bảo vệ tốt nghiệp xong, Thầy và Trò đều sụt nhiều kg, nay các em lại vững vàng ở nơi công tác mới

Hình 23. Thành quả xứng đáng, Thầy Hiệu trưởng trao những tấm bằng xuất sắc cho sinh viên của Bộ Môn

 

Hình 24. Những sinh viên xuất sắc DH3 dưới Cờ Đảng

Hình 25. Hội thảo thành công, cùng nhau ghi hình để năm sau lại tiếp tục

 

Hình 26. Làm thế nào để thả một quả trứng từ tầng 5 xuống đất mà trứng không vỡ?

Hình 27. Khóa học Quản trị dự án cho sinh viên Quản lý Tài nguyên Khoáng sản do GS. Marcus Đại học Bochum - CHLB Đức giảng

     

Hình 28. Thầy /Trò cùng thực địa tại công ty Hóa chất mỏ Nam Bộ -2014 (Chuẩn bị xuất phát đến mỏ để thử nghiệm nổ mìn tối ưu tại mỏ đá)

    

Hình 29. Hợp tác vì đào tạo và nghiên cứu khoa học - Meeting of Society of Mining Profecssor

Hình 30. Các em sinh viên chụp ảnh lưu niệm cùng các Thầy Cô trước khi bước ra khỏi ngưỡng cửa đại học.

 

Hình 31. Các em sinh viên ĐH3KS cầm trên tay những tấm bằng ghi nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt khóa đào tạo.

1. Thị trường nhân lực liên quan đến Quản lý Tài nguyên Khoáng sản

Ngành khai khoáng Việt Nam đã và đang phát triển với mục tiêu sử dụng hợp lý và tiết kiệm triệt để tài nguyên, sử dụng công nghệ kỹ thuật thăm dò, khai thác phù hợp, thân thiện với môi trường để tạo giá trị gia tăng cao nhất từ khoáng sản. Sản phẩm từ hoạt động khai thác khoáng sản năng lượng, kim loại, phi kim loại, đá ngọc, đá quý, đá mỹ nghệ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành khai khoáng Việt Nam luôn là nhiệm vụ mà Đảng và chính phủ quan tâm. Trong Quyết định 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 đã nêu rõ:

- Về chiến lược phát triển:  Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ trình độ cao bằng nhiều hình thức”, xây dựng cơ chế ưu đãi nghề nghiệp phù hợp với đặc thù nghề nghiệp, đảm bảo ổn định phát triển nguồn nhân lực cho điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản”.

- Về quan điểm chỉ đạo

+ Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, thuộc tài sản quan trọng của quốc gia phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt, lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường;

          + Điều tra, đánh giá khoáng sản phải đi trước một bước, làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và dự trữ quốc gia;

+ Thăm dò, khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, sử dụng phù hợp với tiềm năng của từng loại khoáng sản và nhu cầu của các ngành kinh tế

+ Chế biến khoáng sản phải sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao; chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước; chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị kinh tế cao đối với khoáng sản quy mô lớn.

+ Chế biến khoáng sản phải sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao; chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước; chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị kinh tế cao đối với khoáng sản quy mô lớn.

Về điều kiện hành nghề, Luật Khoáng sản số 60 năm 2010 và Nghị định 158/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2016 đã quy định trong các doanh nghiệp có hoạt động khoáng sản, dịch vụ khoáng sản phải có cán bộ đủ năng lực đảm nhận các vị trí Chủ nhiệm Đề án Địa chất, Giám đốc Điều hành mỏ khoáng sản. Có thể thấy rằng, yêu cầu bắt buộc về chức danh và điều kiện hành nghề của cán bộ trong ngành khai khoáng cũng chính là một động lực để cán bộ phấn đấu, để sinh viên sau khi ra trường được thử sức theo năm tháng.

Về tiềm năng, đến nay, kết quả của điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã phát hiện được hơn 60 loại khoáng sản với trên 5.000 mỏ, điểm mỏ, có quy mô từ nhỏ đến rất lớn, nhiều mỏ đã đi vào khai thác. Riêng khoáng sản biển vẫn là tiềm năng chờ đợi nguồn lực tổng hợp để tiếp tục thăm dò, khai thác phục vụ kinh tế đất nước. Trình tự phát triển dự án khoáng sản đều đã được thể hiện trong các văn bản, chính sách pháp luật về khoáng sản. Nhân lực trong dự án khoáng sản không chỉ ở khâu khai thác mà còn nhiều giai đoạn, nội dung đầu tư khác nhau. Bức tranh về ngành khai khoáng của Việt Nam trong tương lai là khả quan, phát triển theo hướng bền vững, dài hạn, cần nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao.

Ngành khai khoáng đang đòi hỏi chất lượng nhân sự phải toàn diện từ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, điều hành, trình độ ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng cần thiết đủ để tham gia phát triển một dự án hay đề án về địa chất, khoáng sản. Sinh viên chuyên ngành Quản lý tài nguyên sau khi tốt nghiệp rất có nhiều cơ hội về công tác tại khối cơ quan quản lý nhà nước, khối doanh nghiệp đầu tư và dịch vụ, khối các cơ quan hành chính sự nghiệp về địa chất khoáng sản, kể cả các tổ chức nước ngoài liên quan đến tài nguyên, môi trường.

Chỉ đơn cử về khả năng sinh viên sẽ công tác trong các đơn vị doanh nghiệp đầu tư và dịch vụ, thời hạn công tác của các cán bộ ngành khai khoáng cũng liên quan đến sự tồn tại của dự án khoáng sản, sự ghi nhận của tổ chức đầu tư và cả yếu tố thời hạn giấy phép thăm dò và khai thác. Theo Luật Khoáng sản năm 2010 thì: “Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng”, và “Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm”. Như vậy, nếu mỗi dự án đầu tư thuận lợi, khả thi có thể mang lại cơ hội việc làm cho về tài nguyên, môi trường, địa chất, khoáng sản tối đa 8 năm trong giai đoạn thăm dò kể cả thời gian gia hạn, 50 năm khai thác khoáng sản kể cả 20 năm gia hạn. Trong bối cảnh hội nhập, tăng cường phát triển kinh tế ngoài quốc doanh thì khối doanh nghiệp tư nhân sẽ là nơi tiếp nhận, sử dụng số lượng lớn về nhân lực trong lĩnh vực này.

Xuất phát từ các nhu cầu thực tế như vậy, Bộ môn đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, điều chỉnh khung, chương trình đào tạo, liên kết đào tạo với các tổ chức, các trường quốc tế...để mong muốn cung cấp đầu ra đáp ứng yêu cầu xã hội.

2. Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý Tài nguyên Khoáng sản

Cứ mỗi chu kỳ 2 năm, Bộ môn lại phân tích, tổng hợp, hội thảo để điều chỉnh chương trình, mục tiêu là nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, tiếp cận dần tới các chương trình chuẩn quốc tế. Ngoài các chương trình đại cương, Bộ Môn tập chung vào các học phần cho hai năm cuối như khung chương trình dưới đây (bắt đầu từ học phần số 15):

STT

Tên học phần (Tiếng Việt)

Tên học phần (Tiếng Anh)

Mã học phần

Môn học tiên quyết

Số TC

 

 

II

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

 

 

 

II.1

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

 

28

 

15.

Địa chất đại cương

General  Geology

GEO301

 

3

 

16.

Thực tập địa chất đại cương ngoài trời

Field Practice on General Geology

FGE412

GEO301

2

 

17.

Trắc địa cơ sở + thực tập

Basic Surveying + Practice

BSP301

 

2

 

18.

Địa vật lý đại cương

General Geophysics

GGE413

GEO301

2

 

19.

Tinh thể - Khoáng vật học đại cương - Thực tập

Crystallography – General Mineralogy - Practice

CMP412

GEO301

3

 

20.

Cơ sở địa chất thủy văn - địa chất công trình

Fundamentals of Hydrogeology and Engineering Geology

FHE412

GEO301

2

 

21.

Thạch học

Petrography

PTR422

GEO301 CMP412

3

 

22.

Thực hành thạch học

Practice in Petrography

PPE412

PTR422

2

 

23.

Địa hóa môi trường

Environment Geochemistry

EGE413

GEO301

2

 

24.

Kỹ thuật khoan

Drilling Technology

DTE413

GEO301

2

 

25.

Tiếng anh chuyên ngành

Specialized English

SEN413

GEO301

3

 

26.

Phương pháp Viễn thám - GIS trong địa chất

Remote Sensing and GIS for Geology

RSG423

GEO301 SGM412

2

 

II.2

Kiến thức ngành

 

 

 

15

 

27.

Địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ địa chất

Structural Geology and Geological Mapping

SGM412

GEO301

3

 

28.

Thực tập địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ địa chất

Practice in Structural Geology and Geological Mapping

PSG412

SGM412

2

 

29.

Địa chất các mỏ khoáng

 Geology of Mineral  Deposits

GMD423

GEO301 SGM412

3

 

30.

Phương pháp đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên khoáng

Methods for Geo-economic Evaluation of Mineral Resources

MGR454

GEO301 SGM412
MPS463

MEM463

2

 

31.

Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản

Environmental Protection in Mineral Activities

EPM 414

GEO301

2

 

32.

Tài nguyên khoáng sản Việt Nam

Mineral Resources of Vietnam

MRV413

GEO301

3

 

II.3

Thực tập và đồ án tốt nghiệp

 

 

 

13

 

33.

Thực tập sản xuất

Productional Practice

PRP414

MGR454

3

 

34.

Thực tập tốt nghiệp

Graduation Practice

GRP424

PRP414

EPM 414

4

 

35.

Đồ án tốt nghiệp

Graduation Thesis

GRT429

GRP424

PRP414

6

 

II.4

 Kiến thức tự chọn chuyên ngành

 

 

33 

 

36.

Phương pháp tìm kiếm và thăm dò các mỏ khoáng sản

Methods for Propsecting and Exploration of Mineral  Deposits

MPE423

 GEO301 SGM412

3

 

37.

Khai thác mỏ

Mining

MIN423

 GEO301 SGM412

3

 

38.

Tuyển khoáng

Mineral Processing

MIP413

 GEO301

2

 

39.

Luyện kim

Metallurgy

MTA413

 GEO301

3

 

40.

Pháp luật về khoáng sản

Mineral Legislation

MLE424

 GEO301 SGM412

2

 

41.

Cấp phép trong hoạt động khoáng sản

Issuance of Licenses in Mineral Activities

ILM414

 GEO301

2

 

42.

Chủ Nhiệm Đề án Địa chất

Geological Project Managers

GPM414

 GEO301

2

 

43.

Giám đốc điều hành mỏ Khoáng sản

Mine Managing Directors

MMD414

 GEO301

2

 

44.

Quản lý công

Public Managemant

PMN 101

 

2

 

45.

Tin học Địa chất 1

Geo-Informatics 1

GEI412

 GEO301

2

 

46.

Tin học Địa chất 2

Geo-Informatics 2

GEI413

 GEO301

2

 

47.

Kinh tế tài nguyên và môi trường

Natural Resources and Enviroment Economics

NRE302

 

2

 

48.

Tài nguyên khoáng sản Biển

Marine Mineral Resources

MMR413

 GEO301

2

 

49.

Địa chất khai thác mỏ

Mining Geology

MGE413

GEO301

2

 

50.

Lập các báo cáo trong hoạt động khoáng sản

Reporting in Mineral Activities

RMA414

 GEO301

2

 

III

Kiến thức bổ trợ, tự chọn

 

 

 

 

 

III.1

Kiến thức tự chọn

 

 

 

16

 

1.

Kinh tế nguyên liệu khoáng

Mineral  Economics

MEC463

 

2

 

2.

Kinh tế tài nguyên và môi trường

Natural Resources and Enviroment Economics

NRE302

 

2

 

3.

Khai thác mỏ

Mining

MIN 473

 

2

 

4.

Cơ sở khai thác lộ thiên

Fundamentals of Openpit Mining

FOM424

 

2

 

5.

Cơ sở khai thác hầm lò

Fundamentals of Underground Mining

FUM 424

 

2

 

6.

Phân tích viễn thám trong nghiên cứu địa chất

Remote Sensing Interpretation for Geology

RSG 453

 

2

 

7.

Tin học Địa chất 1

Geo-Informatics 1

GEI412

 

2

 

8.

Tin học Địa chất 2

Geo-Informatics 2

GEI413

 

2

 

III.2

Kiến thức bổ trợ

 

 

 

18

 

1.

Hình họa-Vẽ kỹ thuật

Engineering Graphics and Technical Drawing

EGTD301

 

2

 

2.

Sức bền vật liệu

Strength Of The Materials

SMA342

 

2

 

3.

Cơ lý thuyết

Theoretical Mechanics

TME 342

 

2

 

4.

Địa chất đệ tứ

Quaternary Geology

QGE474

 

2

 

5.

Địa kiến tạo và sinh khoáng

Geotectonics and Metallogeny

GEM444

 

2

 

6.

Cấu trúc trường quặng

Structure of Ore Fields

SOF413

 

2

 

7.

Kinh tế tài nguyên và môi trường

Natural Resources and Enviroment Economics

NREE 304

 

2

 

8.

Thẩm định các dự án đầu tư Khoáng sản

Appraisal of Mineral Investment Projects

AMI 434

 

2

 

9.

Các bộ luật khác liên quan đến hoạt động khoáng sản

Other Law Relating to Mineral Activities

LMA413

 

2

 

 Trong năm 2018, Bộ Môn sẽ tổ chức hội thảo quốc tế để đưa chuyên ngành phát triển thành ngành Quản lý Tài nguyên khoáng sản hoặc tên ngành tương đương.

3. Phương pháp học tập và sự tăng cường thực hành, thực tế

Trong suốt 4 năm học, ngoài thời gian thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp như chương trình ở trên, Bộ Môn liên tục tổ chức các đợt tham quan, các đợt thực địa tại các cơ quan, đơn vị đang có hoạt động đầu tư khoáng sản, các Liên đoàn địa chất thi công các đề án từ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến thăm dò khoáng sản, lập các hồ sơ xin cấp phép khoáng sản, các trung tâm phân tích, các cơ sở sản xuất chế tạo thiết bị phục vụ ngành mỏ.....Sinh viên luôn học hỏi, trau dồi nhiều qua các đợt thực tế, từ vận dụng kiến thức được học vào luận giải các hiện tượng địa chất khoáng sản, đánh giá, quản trị tài nguyên, đến trình tự, kỹ năng tổ chức thực địa, sự hợp tác, giúp đỡ nhau, biết trân trọng các ý kiến chuyên gia và rồi niềm đam mê công việc, tinh yêu nghề nghiệp thấm dần trong các em, phát triển một cách tự nhiên.

Cũng tại các địa bàn thực tế, các em đã lựa chọn được môi trường làm việc phù hợp, tập dần trong các công việc trong tương lai, có những sinh viên đã thành công trong nghiên cứu khoa học để rồi tiến tới chuyển giao công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho đơn vị của mình sau này.

Xin cám ơn các Nhà khoa học, các Thầy/Cô trong trong vào ngoài trường đã luôn thân thiện, nhiệt tình hỗ trợ sinh viên Khoa Địa chất nói chung, Bộ Môn Quản lý Tài nguyên Khoáng sản nói riêng.

Đáp đến sự tin yêu đó, Bộ Môn sẽ làm việc hết sức mình để phát triển thành công khoa học “Quản lý tài nguyên khoáng sản”.

Ngày 24/03/2018
Bộ môn QLTNKS  
[ In trang ][ Xem & in ][ Gửi mail ][ Đầu trang ][ Trở lại ]
 
Ý kiến của bạn
Họ và tên *
Điện thoại Email :
Địa chỉ *
Nội dung *

 

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trụ sở chính: Số 41A đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tell: 024.38370598, Fax: 024.38370597, Email: dhtnmt@hunre.edu.vn