• Thay đổi đường link truy cập cổng thông tin sinh viên bằng tên miền: dangky.portal.portal.hunre.edu.vn/cmcsoft.iu.web.info/login.aspx
    
TRANG TIN ĐƠN VỊ
TIN TỔNG HỢP TỪ ĐƠN VỊ
  Đang truy cập: 148  
 
2 0 1 0 5 8 8 7
 
 
Các Khoa - Bộ môn Khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin Địa lí Các hoạt động nghiên cứu
XÁC ĐỊNH KHOẢNG CHÊNH GIỮA MẶT QUASIGEOID TOÀN CẦU VÀ QUASIGEOID CỤC BỘ TẠI TRẠM NGHIỆM TRIỀU HÒN DẤU (06/05/2016)

Tóm tắt: Bài báo trình bày công thức xác định và kết quả tính toán khoảng chênh giữa mặt quasigeoid toàn cầu và quasigeoid cục bộ tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu. Xuất phát từ định lý Bruns, công thức được xây dựa vào độ cao geoid toàn cầu và cục bộ với cơ sở toán học chặt chẽ, tường minh. Sử dụng năm mô hình trọng trường toàn cầu và số liệu các điểm song trùng GPS-TC trên phạm vi lãnh thổ Việt nam, kết quả tính toán cho thấy khoảng chênh giữa hai bề mặt tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu là 0.42m. Mặc dù không tránh khỏi ảnh hưởng sai số của các nguồn dữ liệu đưa vào tính toán nhưng kết quả này vẫn có độ tin cậy cao vì đã kết hợp được tất cả các nguồn số liệu truyền thống và hiện đại về trường trọng lực của Trái đất.


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN – MỤC TIÊU CỦA ĐÀO TẠO (20/04/2016)

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động trọng tâm của sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói riêng và các trường đại học cao đẳng nói chung. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, hội nhập về giáo dục và đào tạo, đẩy mạnhtriển công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên là một yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục, nâng cao tính tự chủ sáng tạo và năng động của sinh viên, đó là một tố chất rất cần thiết nhưng lại còn khá hạn chế trong trình độ sinh viên Việt Nam hiện nay.


HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LẦN THỨ 1 (14/04/2016)

Hoạt động nghiên cứu khoa học,ứng dụng chuyển giao công nghệ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục, và nó có vai trò đặc biệt đối với 1 trường Đại học đang phát triển. Nhận thức được điều đó, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà nội nói chung và Khoa Trắc địa – Bản đồ nói riêng đã tổ chức được nhiều buổi Hội thảo, hội nghị khoa học, sinh hoạt chuyên môn về các lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.


Khảo sát khả năng nâng cao độ chính xác kết quả nội suy dị thường độ cao bằng số liệu địa hình và kỹ thuật “lấy ra - hoàn trả” (24/03/2016)


ỨNG DỤNG MẠNG NEURON HOPFIELD TRONG SIÊU PHÂN GIẢI BẢN ĐỒ LỚP PHỦ (24/03/2016)

Bài báo này trình bày khả năng ứng dụng mạng Neuron Hopfield (HNN) xây dựng bản đồ lớp phủ từ kết quả của phân loại mềm. Để có thể siêu phân giải bản đồ lớp phủ, các hàm điều kiện và hàm mục tiêu của mạng Neuron Hopfield được thiết kế riêng biệt. Hàm điều kiện được sử dụng để khống chế số lượng tiểu điểm ảnh thuộc về mỗi lớp trong một điểm ảnh gốc dựa trên kết quả phân loại mềm trong khi hàm mục tiêu được thiết kế nhằm tăng tính liên kết không gian giữa các tiểu điểm ảnh đến mức tối đa. Thuật toán được thử nghiệm cho khu vực 6 lớp phủ. Kết quả được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng cho thấy mạng Neuron Hopfield đã tăng độ chính xác của các lớp phủ mặt đất đạt được bằng phân loại ảnh viễn thám


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI MỀM (24/03/2016)

Hiện nay, ảnh viễn thám đang và sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Một trong những ứng dụng chủ yếu của ảnh viễn thám là lập các bản đồ lớp phủ trên mặt đất thông qua các phương pháp phân loại. Những phương pháp phân loại truyền thống(gọi là phân loại cứng) với giả thiết nhận dạng mỗi pixel (điểm ảnh) chỉ cho phép thuộc về một lớp phủ. Trong thời gian gần đây, phân loại mềm bắt đầu được thực hiện và ứng dụng cho thành lập bản đồ lớp phủ. Trong phân loại mềm, có thể xác định thành phần phần trăm lớp phủ trong mỗi pixel. Như vậy, phân loại mềm cho phép thực hiện bài toán phân loại ở mức độ chi tiết cao hơn 1 pixel ảnh. Mục đích chính của bài báo này là giới thiệu về phân loại ảnh viễn thám, các phương pháp phân loại ảnh viễn thám, khái niệm phân loại mềm và bản chất thuật toán của các phương pháp sử dụng trong phân loại mềm ảnh viễn thám được sử dụng hiện nay.


Downscaling Multispectral Imagery Based on the HNN Using Forward Model (24/03/2016)


Kiểm tra tiến độ đề tài KHCN sinh viên năm học 2015-2016 (17/03/2016)


Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích môi trường nước mặt vùng mỏ Cẩm Phả, Quảng Ninh (16/03/2016)

Công tác quan trắc môi trường tại TKV được thực hiện nghiêm túc theo quy định. Với khối lượng dữ liệu lớn, qua thời gian dài và nhiều đợt quan trắc, việc quản lý và đánh giá tác động môi trường một cách khoa học, có hệ thống là rất cần thiết. Bài báo trình bầy phương pháp ứng dụng công nghệ GIS với các phần mềm chuyên nghiệp để xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) thông số quan trắc môi trường và kết quả phân tích đánh giá tác động môi trường nước mặt vùng mỏ Cẩm Phả, Quảng Ninh. Qua đó cho thấy ứng dụng công nghệ mới có nhiều tiện ích và là giải pháp hiện đại, hiệu quả.


CÔNG NGHỆ GNSS VÀ LƯỚI KHỐNG CHẾ TỌA ĐỘ QUỐC GIA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (16/03/2016)

Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (Global Navigation Satellite System-GNSS) đã trở thành công nghệ chủ yếu dần thay thế các công nghệ đo đạc truyền thống trong việc xây dựng lưới khống chế trắc địa. Với sự phát triển về cấu trúc ứng dụng của công nghệ cùng với các phương pháp đo đạc như hiện nay, GNSS đã cung cấp các điều kiện để tạo nên những bước tiến quan trọng làm thay đổi quan niệm và dạng thức lưới khống chế tọa độ quốc gia.


TÍNH CHUYỂN TỌA ĐỘ GIỮA CÁC KHUNG QUY CHIẾU QUỐC TẾ (16/03/2016)

Khung quy chiếu Trái đất quốc tế ITRF (International Terrestrial Reference Frame) được định nghĩa như là sự một sự hiện thực hóa của hệ thống quy chiếu Trái đất quốc tế ITRS (International Terrestrial Reference System) được xác định về gốc, các trục định hướng, tỷ lệ và sự phát triển của nó theo thời gian [2]. Yếu tố thời gian là một đặc điểm rất cơ bản trong khung quy chiếu Trái đất quốc tế. Bài báo trình bày về cơ sở lý thuyết, các công thức cơ bản và phương pháp tính chuyển tọa độ giữa các khung quy chiếu Trái đất quốc tế. Tọa độ một số điểm GNSS từ các ITRF tại thời điểm khác nhau đã được chuyển đổi thành công sang ITRF08 tại một thời điểm.


ĐỀ XUẤT HÀM THỰC NGHIỆM TÍNH TOÁN CHUYỂN DỊCH VÀ BIẾN DẠNG BỀ MẶT DO TÁC ĐỘNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH NGẦM (16/03/2016)

Bài viết nghiên cứu cơ sở lý thuyết và cách tính toán chuyển dịch và biến dạng bề mặt theo hàm số thực nghiệm dựa trên kết quả quan trắc của nhiều mỏ than lớn ở Liên Bang Nga. Từ đó đề xuất hàm thực nghiệm phân bố độ lún, độ nghiêng và độ cong. Đưa ra bảng so sánh kết quả tính theo hàm đề xuất và bảng số liệu thực nghiệm, từ đó làm nổi bật tính ưu việt của hàm đề xuất.


 
Trang đầu |  Trang trước  | Trang tiếp  | Trang cuối  (57/4)
Xem tin ngày: Tháng Năm  

 Tác nghiệp

 

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trụ sở chính: Số 41A đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội

Tell: 024.38370598, Fax: 024.38370597, Email: dhtnmt@hunre.edu.vn